Những cuốn sách hay luôn ẩn chứa các giá trị thật đặt biệt khi hoàn toàn có thể thay đổi một con người. Bạn đã bao giờ nghe về câu chuyện những quyển sách bị xiềng xích?
Vào thời kì trung cổ, in ấn là điều bất khả thi nên hầu hết các cuốn sách hay đều được viết tay dưới dạng bản thảo.
Hơn nữa, trước khi giấy được sử dụng rộng rãi ở thời đại này thì tất cả tác phẩm đều được viết trên một số loại da, điển hình là da động vật.
Vì vậy, chất lượng cũng như độ bền của những quyển sách sẽ phụ thuộc vào loại da được sử dụng. Bê hoặc cừu non sẽ cho ra các loại da tốt hạn chế việc bị hoen ố.
Tiếp đến, các công đoạn để làm ra được một cuốn sách cũng hết sức công phu và không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi sự tinh tế và kiên nhẫn tuyệt đối từ những tay thợ lành nghề.
Do vậy, giá trị của những quyển sách cao đến mức người ta phải xích chúng vào kệ. Đây là một phương pháp phòng chống trộm cắp hiệu quả cao được phổ biến rộng rãi thời Trung cổ.
Đến ngày nay thì không có cách nào để đưa ra mức giá “trung bình” cho những cuốn sách ở thời Trung cổ bởi tính độc nhất vô nhị của nó.
Thật thú vị đúng không!
Hãy bỏ ra vài phút ít ỏi để cùng với Weriviu dạo chơi hết bài viết này nhé! Sẽ có thêm những kiến thức mới mẻ và bổ ích cho các bạn ở phần tiếp theo.
Mục lục
A. Vincent van Gogh và cái tai trái bị cắt?
Đến đây, có thể bạn sẽ tự hỏi hoạ sĩ Vincent van Gogh thì liên quan gì đến nghệ thuật đọc sách?
Thực ra là có đấy!
Cuộc đời đầy bi kịch của danh hoạ Van Gogh gắn liền với hai khái niệm nghệ thuật và sách. Đối với ông, văn học là một thứ gì đó thật kì diệu.
Ông hứng thú với phong cách viết trực tiếp, từ những mẫu chuyện hành động đơn thuần và các nhân vật nổi loạn đến những cuốn sách hay về cuộc sống đời thường và tình người.
Từ khi còn nhỏ, ông đã đấm chìm trong việc đọc và ngấu nghiến những trang sách hay. Và các sự kiện diễn ra trong cuộc đời ông thường được phản ánh qua những cuốn sách kinh điển.
Thậm chí ông còn phát hoạ lại chính những quyển sách tiểu thuyết mà ông yêu thích. Bức tranh này hiện đang được trưng bày ở bảo tàng Van Gogh tại Hà Lan, quê hương của ông.
Có thể nói sách chính là một trong những nguồn cảm hứng mạnh mẽ giúp ông tô lên các bức hoạ có một không hai.
Vincent van Gogh từng viết rằng “Đọc sách giống như quan sát tranh: không nghi ngờ, không do dự, với sự tự tin, phải thấy cái hay cái đẹp”.
B. Giới thiệu 4 cấp độ đọc – Bạn đang ở đâu?
Bạn có biết những cuốn sách hay sẽ hay hơn gấp bội lần nếu ta khai thác chúng một cách hiệu quả? Và độ hiệu quả này hoàn toàn có thể được rèn luyện hoặc xác định bằng các cấp độ đọc.
Khái niệm này được Mortimer Jerome Adler – triết gia nổi tiếng người Mỹ sáng kiến và hoạt động để giúp chúng ta hiểu một quyển sách ở mức độ sâu hơn nhiều so với những gì mà hầu hết chúng ta thường làm.
Hãy hình dung như việc chơi game, lên cấp càng cao thì bạn càng tích luỹ thêm kinh nghiệm, kĩ năng và sức mạnh để chinh phục cái to lớn hơn.
Đọc sách cũng vậỵ!
Khi đạt đến một cấp độ nhất định, bạn sẽ hiểu biết sâu sắc và có nhiều khả năng hơn trong việc nắm bắt quan điểm của tác giả.
Ngoài ra, một cách tự nhiên, các bạn sẽ tạo ra được một quy trình hoạt động, áp dụng với mọi cuốn sách mong muốn.
Cấp độ 1: Đọc sơ cấp (Elementary Reading)
Đúng như tên gọi của nó, đây là cấp độ đọc cơ bản nhất mà hầu hết chúng ta đều đã trải qua. Tương tự như những gì chúng ta được dạy từ thời tiểu học.
Là một đọc giả sơ cấp, bạn sẽ đọc cuốn sách hay theo trình tự đơn giản như là hiểu từ ngữ trên trang, bám sát cốt truyện và nắm vững thông điệp của quyển sách.
*Lưu ý:
Các quyển sách hay hàm chứa nhiều giá trị sâu sắc. Vì vậy, việc đọc quá nhanh ở trình độ này dễ khiến bạn nhầm lẫn ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải.
Tài liệu này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của tốc độ đọc sách:
- Phương pháp đọc sách hiệu quả cho người mới (phần 1)
- Phương pháp đọc sách hiệu quả cho người mới (phần 2)
Cấp độ 2: Đọc dò xét (Inspectional Reading)
Khác với bậc sơ cấp, cấp độ 2 đòi hỏi thêm một số kỹ năng mà bạn phải cần có.
Làm chủ cấp độ 2 cho phép các bạn nhìn thấy được tổng quan nội dung và ước lượng được giá trị của các loại sách hay trước khi thật sự đi sâu vào tác phẩm.
Cấp độ này gồm hai dạng: đọc lướt theo hệ thống và đọc mặt chữ.
1. Đọc lướt theo hệ thống (Systematic Skimming)
Với kỹ năng đọc lướt theo hệ thống, bạn có thể đưa ra quyết định rằng liệu đây có phải thực sự là quyển sách mà bạn sẵn sàng đầu tư thời gian vào.
Các bước thực hiện vô cùng đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay:
- Đọc bìa sách: cảm nhận thông điệp và chất lượng của nó có đủ thuyết phục được bạn không.
- Đọc lời nói đầu: biết thêm về thông tin tác giả, phạm vi nội dung và hoàn cảnh ra đời của cuốn sách.
- Đọc mục lục: giúp mường tượng ra nội dung của quyển sách hay. Mục lục chính là xương sống của tác phẩm.
- Đọc nhanh phần phụ chú (vd: chú thích, chỉ dẫn, tài liệu tham khảo,…): gợi lên ý tưởng về phạm vi các chủ đề hoặc các biệt ngữ sẽ được đề cập.
- Đọc mặt trong của bìa trước & bìa sau: cung cấp sơ lượt về tác giả và review ngắn ngọn về quyển sách.
2. Đọc mặt chữ (Superficial Reading)
Với phương pháp này, điểm cốt yếu là bạn chỉ cần đọc nhanh qua quyển sách như cơn gió mà không cần phải dừng lại để ngẫm nghĩ và phân tích.
Nếu đã đọc các bài viết trước thì chắc hẳn các bạn cũng biết mình hoàn toàn không ủng hộ việc đọc nhanh. Nhưng ở đây, tốc độ không thực sự là vấn đề bởi vì chúng ta chưa đọc để hiểu. Mà đọc để xác nhận những ấn tượng ban đầu cũng như sức hút. Hoặc liệu nó có đủ sức thú vị để ta tiếp tục ở cấp độ 3.
*Lưu ý:
Nếu cuốn sách không thu hút bạn ngay khoảng khắc đó, hãy đặt nó xuống và quay lại vào thời điểm thích hợp. Có những quyển sách hay hơn mà bạn có thể lựa chọn.
Cấp độ 3: Đọc phân tích (Analytical Reading)
Đọc phân tích các sách hay có thể là một kỹ năng vô cùng lợi hại. Tuy nhiên, để đạt được cấp độ này, bạn phải nghiêm túc trong việc rèn luyện.
Napoleon Hill từng nói “Sức mạnh và sự phát triển chỉ đến qua những nỗ lực và sự đấu tranh không ngừng nghỉ”.
Hơn nữa, cấp độ 3 cho bạn khả năng xem xét quyển sách hay một cách chuyên sâu. Nó bao gồm việc khám phá ý nghĩa trọng tâm, đánh giá lập luận của tác giả và phát triển sự hiểu biết thấu đáo về tác phẩm.
Để thực hiện, điều đầu tiên mà bạn cần rèn luyện đó là một tư duy chủ động khi đọc sách.
Nghĩa là bằng một cách nào đó, bạn kiểm soát và biến cuốn sách thành của riêng mình. Chẳng hạn, bạn có thể gạch dưới ý chính, liên kết lập luận hoặc tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản.
Một số phương pháp đọc chủ động cho chiếu mới:
Điều thứ hai mà các bạn cần rèn luyện khi đọc những quyển sách hay đó là không ngừng đặt câu hỏi về những gì được nêu.
Có 3 câu hỏi cốt lõi mà các bạn cần phải tự hỏi khi đọc phân tích một cuốn sách:
1. Về tổng thể, cuốn sách muốn truyền tải thông điệp gì?
Chúng ta phần lớn đã giải đáp được câu hỏi này xuyên suốt quá trình đọc lướt theo hệ thống và đọc mặt chữ ở cấp độ 2.
Vậy câu hỏi này có ý nghĩa khác biệt gì ở cấp độ 3?
Ở đây, điều mà các bạn cần làm là xác định câu hỏi mà tác giả đang đặt ra và cố gắng giải quyết. Hoặc tác giả đang cố gắng giải quyết điều gì khi viết ra quyển sách này?
2. Về chi tiết, cuốn sách thảo luận cụ thể về điều gì và được trình bày như thế nào?
Khi đọc cuốn sách hay, bạn nên chắc chắn rằng mình đã nắm rõ được cách tiếp cận của tác giả và thoải mái trong việc diễn giải các suy nghĩ của họ.
Ngoài ra, hãy chú ý tới các từ khoá ngữ nghĩa đặc biệt mà tác giả sử dụng và xác định mức độ hiểu biết của các bạn về chúng.
Đồng thời, tác giả cũng sẽ đưa ra các tuyên bố và mệnh đề cụ thể ở mỗi chương. Bạn nên thuật lại bằng lời của mình và quyết định xem lập luận của họ có đủ sức thuyết phục không.
Hãy đánh giá cẩn thận cách mà các tuyên bố và mệnh đề này được kết nối cũng như mức độ hợp lý khi đi từ luận điểm này sang luận điểm tiếp theo.
3. Về tính xác thực, cuốn sách có nêu đúng sự thật không, dù toàn bộ hay một phần?
Ở câu hỏi này, nhiệm vụ của bạn là phân tích cuốn top sách hay theo hướng phát triển.
Mạnh dạng chỉ ra các thông tin sai, không logic hoặc không đầy đủ trong lập luận của tác giả. Giải thích rõ ràng những thiếu sót và cách cải thiện lý luận của họ.
*Lưu ý:
Nếu bạn không làm được điều đó thì những lời chỉ trích của chúng ta khó có thể mang tính phát triển hoặc có giá trị.
Cấp độ 4: Đọc đối chiếu (Syntopical Reading)
Để biến việc đọc sách như một nghệ thuật thì đọc đối chiếu chính là cấp độ cuối cùng mà các bạn có thể leo lên và chinh phục.
Điểm mấu chốt ở cấp độ này là sự hiểu biết của bạn về chủ đề một cách tổng quát hơn. Mình sẽ không đi sâu vào lý thuyết mà vào thẳng cách thực hiện để bạn có thể dễ dàng hình dung.
- Bước 1: hãy quyết định chủ đề mà bạn muốn giải quyết (ví dụ: kỹ năng giao tiếp hoặc kinh doanh khởi nghiệp)
- Bước 2: lập danh sách các tác phẩm về chủ đề này và chọn những cuốn sách hay mà bạn cảm thấy liên quan nhất.
- Bước 3: sau khi đã có danh sách, hãy đọc đối chiếu. Có nghĩ là bạn sẽ phải đọc phân tích từng cuốn sách và dựng lên mối liên hệ giữa chúng.
- Bước 4: xác định các từ khóa chủ đề bằng từ ngữ của bạn. Trả lời các câu hỏi quan trọng nhất mà quyển sách hay muốn giải quyết. Và đưa ra nhận định khách quan về lập luận của mỗi tác giả.
Tóm lại, đọc đối chiếu giúp ta kết nối những ý tưởng hay nhất về một chủ đề. Điều này hoạt động như một chất xúc tác thúc đẩy sáng tạo ra các giải pháp và góc nhìn sâu sắc.
C. Tổng kết
Weriviu đã tổng hợp 4 cấp độ đọc chính yếu mà các bạn có thể tham khảo và rèn luyện để việc đọc sách trở nên hiệu quả hơn.
Hãy xác định cấp độ của bạn và từng bước từng bước phát triển lên.
Mình tin chắc rằng khi đạt được cấp độ 4, bạn đã một người đọc vô cùng chuyên nghiệp rồi và có thể tự tin khuất phục hầu hết những cuốn sách hay.
Nếu có bất kì thắc mắc và khó khăn nào, hãy để lại bình luận ở phía bên dưới. Tụi mình sẽ giải đáp ngay thôi!
Thông tin liên hệ
- Số điện thoại: 0903.925.488
- Email: DuongTranHai99@gmail.com
- Website: https://weriviu.com/