Định nghĩa tiểu thuyết là gì? So sánh sự giống và khác nhau giữa tiểu thuyết và truyện ngắn

Tiểu thuyết, đồng hồ và mắt kính

Thống kê cho thấy được rằng hiện có hơn 35% dân số trên toàn thể giới đang có xu hướng thích nghi với việc đọc tiểu thuyết. Vậy “tiểu thuyết là gì?” mà lại tạo ra được sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến vậy.

Tiểu thuyết được hiểu nôm na là một loại hình văn học bắt nguồn từ cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Vì ngày càng trở nên phổ biến, chúng được lan rộng ra khắp nơi trên thế giới và đến với Việt Nam.

Đến thời điểm hiện tại, rất nhiều độc giả Việt Nam và đặc biệt là các bạn trẻ dành sự quan tâm sâu sắc cho tiểu thuyết. Họ cảm thấy cuộc sống này thật muôn màu khi tiếp cận với các tiểu thuyết hay.

Các bạn trẻ bị cuốn hút vào những câu chuyện hư cấu hoặc phi hư cấu vô cùng ly kỳ và hấp dẫn trong những tác phẩm. Khiến họ như được hoá thân thành chính nhân vật của tiểu thuyết.

Vậy thì, hãy cùng với Weriviu khám phá chi tiết trong bài viết này xem tiểu thuyết là gì? các thể loại tiểu thuyết? và làm sao để phân biệt được tiểu thuyết và truyện ngắn? mà ta vẫn thường hay lẫn lộn nhé.

A. Tiểu thuyết là gì?

Dấu chấm hỏi

Định nghĩa “tiểu thuyết là gì?” thức tế là một câu hỏi mở. Tuỳ vào mỗi nơi trên thế giới với các nền văn minh và lịch sử khác nhau thì sẽ có một khái niệm khác nhau về tiểu thuyết.

Nhưng có một định nghĩa chung về tiểu thuyết mà các bạn có thể ghi nhớ đó là đây là một hình thức văn xuôi áp dụng nghệ thuật hư cấu, với các nhân vật, hoàn cảnh và sự việc.

Mục đích nhằm để phản ánh chân thực bức tranh đời sống xã hội to lớn và vô vàn những vấn đề từ đơn giản đến phức tạp có thể xảy ra trong cuộc sống của con người.

Bên cạnh đó, tiểu thuyết thường được trần thuật dưới dạng tự sự/kể chuyện. Và dồn sự tập trung chủ yếu vào một hoặc nhiều nhân vật khác nhau ở các mốc không gian và thời gian nghệ thuật.

Kỹ thuật của ngôn ngữ văn xuôi cũng được áp dụng trong thể loại văn học này. Độ dài tác phẩm dao động từ 80.000 – 120.000 từ, tuỳ thuộc vào nội dung và đề tài mà tác giả lựa chọn.

Ngoài ra, để làm rõ hơn về khái niệm “tiểu thuyết là gì?”, chúng ta sẽ đối chiếu nó với khái niệm “sách”. Bởi vì trên thực tế:

Tất cả những cuốn sách đều không phải là tiểu thuyết, nhưng tất cả những cuốn tiểu thuyết đều là sách

Đây có thể chính là một trong những điểm khác biệt lớn và rõ ràng nhất giữa 2 khái niệm mà các bạn vẫn thường hay bị nhầm lẫn với nhau.

1. Tiểu thuyết được viết dựa trên mấy thành phần chính?

Xếp hình

Những tác phẩm tiểu thuyết hay có thể được xây dựng lên bởi các cấu trúc văn học khác nhau. Sẽ luôn có sự đa dạng trong cách sử cấu trúc tuỳ thuộc vào tác giả chứ không cố định tại một chỗ.

Hơn nữa, để nắm được cấu trúc của cuốn tiểu thuyết mà bạn đang đọc là gì thì chúng ta phải hiểu và xác định rõ những thành tố cơ bản thường được người viết sử dụng. Chúng bao gồm:

1.1 Chương

Một quyển tiểu thuyết thông thường sẽ được chia làm các chương nhỏ hoặc lớn. Và ở mỗi chương là từng phần nội dung câu chuyện được sắp xếp theo mốc thời gian, không gian, sự kiện và nhân vật cụ thể.

Độ dài của các chương cũng không có giới hạn, dài hay ngắn tuỳ thuộc vào lượng nội dung và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.

1.2 Nhân vật

Để xây dựng được một quyển tiểu thuyết hay thì yếu tố nhân vật chính là phần không thể thiếu sót. Mỗi nhân vật trong tác phẩm sẽ luôn có các tính cách cũng như vai trò khác nhau trong cốt truyện. Chẳng hạn như các nhân vật chính/phụ hay nhân vật thiện/ác. Đây cũng là các nhân vật cốt lõi mà tác giả thường tập trung vào để phát triển.

Ngoài ra, tác giả có thể chọn lựa ngôi kể sao cho phù hợp với từng nhân vật. Đôi khi nhân vật chính lại được đặt vào vị trí kể chuyện ở ngôi thứ I.

1.3 Cốt truyện

Cốt truyện hay mạch truyện trong tiểu thuyết là những sự kiện, biến cố và hành động của nhân vật đã được tiểu thuyết gia dựng lập lên trước khi chấp bút cho tác phẩm thực sự.

Cốt truyện vạch ra những xung đột gây cao trào cho tác phẩm, và đồng thời bộc lộ tính cách, cảm xúc của các nhân vật. Cốt truyện tiểu thuyết hay sẽ tạo được sự lôi cuốn giúp giữ chân độc giả.

2. Tiểu thuyết được trình bày với kết cấu làm sao?

Ghi chú

Một tiểu thuyết hay có thể được trình bày với đa dạng các hình thức kết cấu khác nhau và điều này còn phụ thuộc vào phong cách văn chương của tác giả.

Giới văn học hiện tại thì vẫn đang theo đuổi một chiều hướng tự do chứ không có quy tắc cụ thể về việc xác định kết cấu thể loại của tiểu thuyết. Mọi thứ đều phát triển và đổi mới liên tục theo thời gian.

Bên cạnh đó, một số dạng thức kết cấu căn bản của tiểu thuyết mà độc giả hiện nay thường có thể bắt gặp đó là:

  • Kết cấu chương hồi
  • Kết cấu luận đề
  • Kết cấu đa tuyến
  • Kết cấu đơn tuyến
  • Kết cấu tâm lý

Từng dạng kết cấu sẽ có các điểm hay và đặc thù khác nhau. Tuỳ vào sức sáng tạo trong cách điều chỉnh mà tác giả hoàn toàn có thể thay đổi các khuôn mẫu này để tạo ra những loại hình mới.

3. Tiểu thuyết có điểm gì đặt trưng?

Những quyển tiểu thuyết - Tiểu thuyết là gì

Trước khi xác định được những điểm đặc trưng của tiểu thuyết là gì thì bạn phải hiểu rõ về các tính chất cơ bản của một quyển tiểu thuyết hiện nay. Chúng bao gồm:

3.1 Đặc tính văn xuôi

“Tính văn xuôi” được xem như một phương thức biểu đạt tự sự cấp cao trong dòng văn học hiện đại.

Đặc tính này cho phép tác giả biểu đạt một lượng lớn nội dung, chứa đựng toàn vẹn hiện thực và thể hiện lại chúng trong một thể thống nhất. Giúp tiểu thuyết phơi bày đến tận cùng sự phức tạp muôn màu của hiện thực.

3.2 Hình thức hư cấu nghệ thuật

Với tính chất “hư cấu nghệ thuật” trong nội dung, tác giả có thể sử dụng sự sáng tạo để tái hiện lại các câu chuyện với mốc thời gian, không gian và nhân vật mà không bị ràng buộc bởi thời đại lịch sử.

Hình thức này giúp cho tác giả đột phá khả năng tư duy sáng tạo để đưa tác phẩm lên một tầm cao mới.

3.3 Nghệ thuật kể chuyện

Tương tự như các loại hình tự sự khác (truyện ngắn, truyện vừa,…), tiểu thuyết cũng đòi hỏi một sắc thái kể chuyện riêng.

Điển hình là việc sử dụng góc nhìn của người kể chuyện nhằm mô tả diễn biến của các sự kiện trong câu chuyện. Đồng thời, việc tăng thêm các điểm nhìn trần thuật sẽ tạo ra được sự đổi mới cho tiểu thuyết.

3.4 Sự đa dạng về sắc độ thẩm mỹ

Khác với các thể loại văn học khác như thơ ca, hài kịch,… Tiểu thuyết không tồn tại quá trình lựa chọn màu sắc đặc trưng trong việc tiếp nhận hiện thực.

Mà nội dung của nó là một sự chuyễn hoá và kết hợp hài hoà giữa các sắc màu thẩm mỹ như: cao cả, thấp hèn, đẹp, xấu, thiện, ác, bi, hài v.v.

3.5 Khả năng biểu hiện đời sống chân thật

Khả năng phản ánh chân thật và sinh động hiện thực đời sống xã hội chính là một trong những nét đặc thù tiêu biểu của thể loại văn học này.

Ngoài ra, tiểu thuyết dung chứa một khối lượng nội dung đáng kể bao gồm toàn bộ thời gian và không gian. Cho tác giả khả năng tối đa hoá tầm vóc hiện thực trong tác phẩm.

3.6 Tính chất tổng hợp

“Bản chất tổng hợp” chính là khía cạnh cuối cùng của thể loại văn học tiểu thuyết. Nó mang khả năng dung nạp phong cách nghệ thuật của các loại hình văn học khác mà không gặp phải bất kì vấn đề gì.

Điển hình cho khả năng dung nạp này là sự pha trộn với thơ, kịch, hội hoạ, âm nhạc, điêu khắc, điện ảnh,… Hay thậm chí là kết hợp với các bộ môn khoa học và tâm lý rắc rối khác.

4. Tiểu thuyết gồm những thể loại nào?

Thể loại tiểu thuyết

Xuyên suốt quá trình tiến hoá của nền văn học toàn cầu, tiểu thuyết luôn duy trì được sự đa dạng và không bị giới hạn bởi một hình thức thể hiện cụ thể.

Một quyển tiểu thuyết hay thông thường sẽ được tác giả kết hợp giữa các thể loại khác với nhau. Điều này khiến cho tác phẩm trở nên toàn diện và sinh động hơn bao giờ hết.

Vậy thì các thể loại tiểu thuyết đó là gì?

4.1 Trinh thám

Tiểu thuyết trinh thám nổi bật với nội dung chính xoay quanh những vụ án cam go, tội ác hay bí ẩn nào đó cần được tìm hiểu và truy ra kẻ đứng sau.

Hướng phát triển cốt truyện truyền thống của thể loại trinh thám này thường là tập trung vào việc truy lùng kẻ tình nghi dựa trên các manh mối sẵn có. Các vụ án này có thể dựa trên thực tế hoặc hư cấu.

Tham khảo tiểu thuyết trinh thám hay

4.2 Giả tưởng

Tiểu thuyết giả tưởng là một thể loại theo trường phái hư cấu nghệ thuật. Nội dung thường liên quan đến các vị thần tiên, pháp sư quyền năng có thể thi triển các loại phép thuật hay ma thuật kỳ ảo.

Đến với thể loại này, người đọc sẽ được trải nghiệm sinh sống ở một thế giới hoàn toàn mới. Đây có thế là thế giới của con người ở tương lai, hay là những sự đổi mới vô cùng thú vị.

Tham khảo tiểu thuyết giả tưởng hay

4.3 Khoa học viễn tưởng

Khá giống với giả tưởng, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng cũng theo đuổi những yếu tố hư cấu nhưng lại có khuynh hướng thiên về khoa học. Đó có thể là các sự đổi mới hoặc thay thế cho đời sống thực tế.

Chẳng hạn “nếu như trái đất có ngày tận thế?” hay “nếu như con người có thể sinh sống trên những hành tinh khác?”. Sự hư cấu của thể loại này thường dựa vào các sự kiện khoa học trước đó.

Tham khảo tiểu thuyết khoa học viễn tưởng hay

4.4 Kinh dị

Tiểu thuyết kinh dị mang lại những cảm giác rùng rợn và thường được pha trộn với những thể loại bí ẩn, trinh thám và giả tưởng. Các tình tiết trong truyện có thể khiến chúng ta hú vía những không kém phần lôi cuốn.

Các quyển tiểu thuyết kinh dị hay có nội dung xoay quanh các hiện tượng chưa có lời giải thích (ma, quỷ, bùa chú,…), các vụ thảm sát, hoặc những yếu tố tương tự.

Tham khảo tiểu thuyết kinh dị hay

4.5 Tình cảm

Tiểu thuyết tình cảm aka ngôn tình, lãng mạn kể về chuyện tình yêu của các cặp đôi. Tiểu thuyết ngôn tình hay thường được tác giả chú trọng vào việc phát triển cảm xúc và tư duy của nhân vât.

Ngoài ra, Trung Quốc và Mỹ được ví như cái nôi của những dòng tiểu thuyết tình cảm hay và kinh điển nhất trên thế giới.

Đặc biệt thay, ở nền văn học Trung Hoa thì thể loại tiểu thuyết tình cảm này còn có thể được chia làm các biến thể khác như tiểu thuyết đam mỹ, tiểu thuyết ngôn tình, tiểu thuyết bách hợp,…

Tham khảo tiểu thuyết tình cảm hay

4.6 Lịch sử

Tiểu thuyết lịch sử có nội dung diễn ra ở các mốc thời gian trong quá khứ, thường thì ít nhất 50 – 100 năm trước khi tác phẩm được viết. Câu chuyện được dựng lên với các chi tiết thực tế của thời điểm quá khứ đó.

Nhân vật xuất hiện trong tiểu thuyết lịch sử có thể hư cấu hoặc phi hư cấu tuỳ thuộc vào nhà văn. Tuy nhiên, không gian, khung cảnh và địa điểm phải thực tế và phù hợp với sự kiện lịch sử đó.

Tham khảo tiểu thuyết lịch sử hay

B. Phân biệt tiểu thuyết với truyện ngắn

Phân biệt tiểu thuyết và truyện ngắn

C. Danh sách các tác giả tiểu thuyết được yêu thích nhất

Dưới đây là top 10 tiểu thuyết gia đã để lại những ấn tượng sâu sắc nhất trong tâm trí độc giả với các tác phẩm để đời. Hãy cùng với Weriviu khám phá xem họ là ai nhé!

Arthur Conan Doyle

Authur Conan Doyle

Sir Arthur Conan Doyle (22/5/1959 – 7/7/1930) là một nhà văn lỗi lạc ở xứ Scotland. Ông là người đã chấp bút cho Sherlock Homes, một trong những tiểu thuyết trinh thám hay và đình đám nhất lịch sử.

Ngoài ra, ông còn có những đóng góp to lớn cho nền văn học thế giới với những tác phẩm nghệ thuật khác như thơ, kịch, bút ký,…

Về bản chất con người, Conan Doyle sở hữu một niềm tin mãnh liệt vào công lý. Ông tham gia điều tra trực tiếp vào hai vụ án đã được phán xét cũng như giải oan thành công cho hai tù nhân.

Đinh Mặc

Đinh Mặc

Đinh Mặc (5/2/1983) là một nhà văn Trung Quốc chuyên viết về những đề tài tình cảm lãng mạn gây xao xuyến cho người đọc. Nhưng điểm đặc sắc mà các tác phẩm của cô mang lại không chỉ dừng lại ở đó.

Các tiểu thuyết ngôn tình hay do cô sáng tác luôn mang một nét đặc trưng riêng biệt. Nó được thể hiện thông qua việc cô đã kết hợp sự lãng mạn ngọt ngào với các yếu tố khác như:

  • Trinh thám
  • Khoa học viễn tưởng
  • Thương trường

Bộ ba tiểu thuyết hay nhất đã làm vang danh tên tuổi của Đinh Mặc là: Hãy nhắm mắt khi anh đến, Nếu ốc sên có tình yêu, Truy tìm kí ức.

Tham khảo tiểu thuyết Trung Quốc hay

Ernest Miller Hemingway

Ernest Miller Hemingway

Là một tiểu thuyết gia, nhà văn viết truyện ngắn và nhà báo nổi tiếng người Mỹ, Ernest Hemingway (21/7/1899 – 2/7/1961) đã gặt hái được các giải thưởng danh giá như Pulitzer và Nobel trong hai năm liền 1953 và 1954.

Ông là người đã phát minh ra kỹ thuật viết văn độc đáo với tên gọi là “nguyên lý tảng băng trôi”. Phong cách văn học của ông tuy kiệm lời nhưng ẩn sau nó là nhiều tầng ý nghĩa vô cùng sâu sắc.

Một vài tác phẩm tiểu thuyết hay và kinh điển nhất mà ông đã mang lại cho nền văn học nước Mỹ đó là: Ông già và biển cả, Chuông nguyện hồn ai,…

Bên cạnh đó, ông cũng từng là một người lính cừ khôi tham gia mặt trận trong Chiến tranh thế giới thứ I. Sau sự kiện này, Ernest được mọi người biết đến với Thế hệ đã mất.

Franz Kafka

Franz Kafka

Franz Kafka (3/7/1883 – 3/6/1924) là một tác giả Cộng hoà Séc rất mang đậm dấu ấn riêng trong phong cách văn học của ông. Một lối văn chương dị biệt như thế đã làm say đắm bao con tim khắp nơi.

Tiểu thuyết hay do Kafka sáng tác luôn mang một sắc thái riêng, mô tả phần u tối nhất trong cảm xúc của con người. Nó được thể hiện qua một không gian vô cùng ấn tượng và để lại sự ám ảnh da diết trong lòng độc giả.

Để thẩm thấu được nội dung và thông điệp trong các tác phẩm của Kafka, bạn phải thật sự nghiền ngẫm và chậm rãi thưởng thức trong lúc đọc. Giống như đang cảm thụ một bản nhạc buồn vậy!

J.R.R.Tolkien

J.R.R Tolkien

John Ronald Reuel Tolkien (3/1/1892 – 2/9/1973) là một nhà văn và giáo sư người Anh. Ông được nhiều người mến mộ thông qua những tác phẩm văn học kinh điển theo lối chủ nghĩa siêu thực/hư cấu.

Tolkien từ nhỏ đã là một người khá mộng mơ, ông bị thu hút bởi chiếc cối xay bằng nước Sarehole, khám phá khu rừng Moseley Bog bạt ngàn, và dạo quanh các ngọn đồi Clent, Lickey và Malvern.

Đây đều là những nơi đã khởi nguồn sáng tạo giúp cho ông có thêm những ý tưởng độc đáo về các khung cảnh thú vị trong “Anh chàng Hobbit” và “Chúa tể của những chiếc nhẫn“.

Gabriel Garcia Marquez

Gabriel Garcia Marquez

Gabriel José García Márquez (6/3/1927 – 17/4/2014) là nhà văn, nhà bào và nhà hoạt động chính trị Columbia. Sự nổi tiếng của ông gắn liền với chủ nghĩa hiện thực huyền ảotrào lưu nghệ thuật ở Mỹ Latin.

Năm 1965, ông bắt tay vào viết tác phẩm tiểu thuyết có sức ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đời mình “Trăm năm cô đơn”. Vào thời điểm tác phẩm được hoàn tất cũng là lúc ông lâm vào tình trạng tài chính khó khăn.

Năm 1967, quyển tiểu thuyết hay này lần đầu được Gabriel ra mắt với công chúng. Và không lâu sau đó, “Trăm năm cô đơn” đã gây được sự bùng nổ trong giới văn học khắp nơi khiến ai cũng phải ngả mũ.

Năm 1982, ông đã được trao tặng giải Nobel văn học danh giá sau những miệt mài cống hiến của bản thân. Sau sự kiện này, ông vẫn bước tiến trên con đường văn chương và gặt hái thêm được những thành công khác.

Harper Lee

Harper Lee

Harper Lee (28/4/1926 – 19/2/2016) là một nhà văn ưu tú người Mỹ. Bà được biết tới nhiều nhất với những tác phẩm xoáy sâu vào một trong những đề tài nhứt nhói lúc bấy giờ đó là nạn phân biệt chủng tộc.

“Giết con chim nhại” chính là một trong những quyển tiểu thuyết hay và kinh điển mà bà khai thác rất tốt về vấn đề này. Ấn phẩm được trình làng lần đâu vào ngày 11/7/1960 và được trao giải Pulitzer vào năm 1961.

Ngoài ra, với những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà, bà vinh dự được tổng thống George W. Bush trao Huân chương Tự do Tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2007.

Stephen King

Stephen King

Stephen King (21/9/1947) là một trong số ít nhà văn người Mỹ tạo nền làn được sóng mạnh mẽ về thể loại kinh dị và giả tưởng. “Vua kinh hoàng” là một biệt danh vô cùng trìu mếm mà độc giả đã dành riêng cho ông.

Các tiểu thuyết hay do ông sáng tác luôn nằm trong danh sách bán chạy nhất. Cuối năm 2006, ước tính sương sương có hơn 350 triệu ấn phẩm của ông đã được bán ra trên toàn thế giới.

Tiểu thuyết kinh dị của Stephen ấn tượng đến nỗi đã được chuyển thể thành nhiều hình thức khác như phim lẻ, phim truyền hình, truyện tranh, truyện ngắn,… Điển hình là hình tượng gã hề ma quái do ông tạo dựng.

Dan Brown

Dan Brown

Dan Brown (22/6/1964) là một tiểu thuyết gia người Mỹ nổi danh với các tác phẩm đậm tính hư cấu nghệ thuật. Không thể không kể đến đó là “Mật mã Da Vinci”, quyển tiểu thuyết hay và ấn tượng nhất của ông.

Những sáng tác của Dan hầu hết đều có nội dung với các đề tài về mật mã, bí ẩn, tâm linhthuyết âm mưu. Trong đó, không ít những tiểu thuyết hay của ông đã được lên kịch bản để làm phim.

Murakami Haruki

Haruki Murakami

Murakami Haruki (12/1/1949) là một tiểu thuyết gia tầm cỡ của xứ sở hoa anh đào. Ông đã gây nên tiếng vang lớn với những tác phẩm hư cấu/ phi hư cấu và trở thành một “hiện tượng” của nền văn học Nhật Bản.

Không giống như các nhà văn Nhật Bổn khác, phong cách và lối văn chương của ông rất thoáng đãnglả lướt một phần do mang hơi hướng của văn hoá phương Tây. Khiến cho người đọc có thể dễ dàng tiếp nhận hơn.

Khi nhắc tới Murakami, thì người ta thường nghĩ ngay tới những tác phẩm tiểu thuyết hay và kinh điển của ông như là: Rừng Nauy hay Kafka bên bờ biển.

D. Lời kết

Ở trên, Weriviu đã giới thiệu và giải thích chi tiết cho bạn về định nghĩa của tiểu thuyết là gì, các thể loại tiểu thuyết và đồng thời là một số tác giả tiểu biểu nhất trong làng tiểu thuyết.

Ngoài ra, nếu có bất kì câu hỏi hay thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn hãy để lại ngay lời bình luận phía bên dưới. Tụi mình sẽ quay lại trong tíc tắc thôi!

Thông tin liên lạc

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận